Sầu riêng (Durio zibethinus L) là cây ăn quả nhiệt đới được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Cây sầu riêng có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, ở Malysia và Indonesia. Nhưng sầu riêng được trồng nhiều ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippin, Cambodia, Lào ngoài ra còn trồng ở Ấn Độ, Srilanca, Brunay.
Mùa hè là mùa của loại quả thơm ngon, béo ngậy này. Nhưng với nhiều người nhận định sầu riêng thường gây tăng cân và nổi mụn. Vậy hãy củng tìm hiểu về loại quả thú vị này nhé.
Giá trị dinh dưỡng cao
Theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) trong 100g cơm sầu riêng có chứa: nước 66,8g, protein 2,5g, glucid 28,3g, lipid 1,6g, tro 0,8g, các chất khoáng vi lượng: Ca 20mg, P 63mg, Fe 0,9mg, K 601mg, muối Na 1mg; các vitamin: thiamin (B1) 0,027mg, riboflavin (B2) 0,29mg, niacin (B3) 1,2mg, acid ascorbic (C) 37mg, vitamin A 10 IU, 36 mg Folate, cung cấp 124 calo. Qua đó ta thấy hàm lượng protein, glucid, lipid, các chất khoáng và giá trị năng lượng của sầu
Ngăn ngừa và làm dịu chứng táo bón
Sầu riêng cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Các tế bào ruột sử dụng chất xơ là nguồn nhiên liệu để duy trì khả năng hoạt động. Chất xơ cũng giúp hệ thống tiêu hóa loại bỏ các chất thải khỏi cơ thể dễ dàng và thường xuyên hơn.
Giàu năng lượng
Một khẩu phần ăn chỉ có sầu riêng có chứa hơn 350 calo và 13g chất béo. Rất may mắn rằng loại chất béo này không gây hại cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhu cầu tăng cân liên tục thì nên biết kiềm chế với loại trái cây hấp dẫn này.
Giảm stress
Sầu riêng có chứa tryptophan, một loại axit amin giúp giấc ngủ đến tự nhiên. Nó cũng giúp chuyển hóa các hormone melatonin và serotonin. Melatonin tham gia vào chu kỳ duy trì giấc ngủ và serotonin thúc đẩy giấc ngủ, tâm trạng và nhận thức. Điều này làm giảm nguy cơ trầm cảm và căng thẳng.
Tăng cường sức khỏe xương
Vì sầu riêng chứa rất nhiều canxi và phốt pho, rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Theo như Tạp chí American Bone Health, hệ thống xương chứa 85% phốt pho trong toàn bộ cơ thể.
Thúc đẩy sự tăng trưởng của hồng cầu
Sầu riêng có nhiều axit folic và folate, những khoáng chất này giúp sự sản xuất hồng cầu. Sắt cần thiết để sản xuất hemoglobin, một loại protein vận chuyển oxy đến các tế bào và cơ quan.
Sử dụng sầu riêng trong y học cổ truyền
Theo truyền thống châu Á, nước sắc từ lá và rễ sầu riêng có tác dụng hạ sốt và thuốc sắc được sử dụng để hạ nhiệt và chống bệnh sốt rét. Ngoài ra còn được sử dụng để long đờm, giảm cảm lạnh và điều trị các bệnh về da.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Chỉ nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày. Với những người bị bệnh suy thận, huyết áp, tiểu dường, phụ nữ mang thai, cần hạn chế ăn loại quả này. Đối với trẻ nhỏ, do sầu riêng nóng nên với bé đang bị rôm sảy do nóng, sốt… thì mẹ không nên cho bé ăn sầu riêng. Kể cả với những bé có đường tiêu hóa kém không nên cho ăn quá nhiều sầu riêng còn có thể làm bé đầy bụng, khó tiêu. Còn nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên tránh sử dụng chung với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi…